Cấu trúc đề thi IELTS mới và chi tiết nhất – cập nhật năm 2020
Bài thi IELTS đã không còn xa lạ với người học tiếng Anh. Chứng chỉ IELTS từ lâu đã được xem như một tấm vé thông hành cho những người muốn du học, định cư nước ngoài. Bởi vậy, việc ôn thi lấy chứng chỉ là nhu cầu thiết yếu của rất nhiều người. Bên cạnh sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, tâm lý, thí sinh cần quan tâm tới cấu trúc đề thi IELTS để tránh mất điểm oan. Cùng tìm hiểu cấu trúc mới nhất để có thể đạt điểm tối đa trong từng phần thi.
Tổng quan về kỳ thi IELTS
IELTS là tên viết tắt của cụm từ International English Language Testing System. Nó được hiểu là hệ thống bài kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh của người học. Bài thi này sẽ đánh giá trên cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Kỳ thi IELTS được triển khai từ năm 1989 bởi 3 tổ chức giáo dục đình đám: Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và IDP.
Bài thi IELTS có 2 dạng: IELTS Academic (học thuật) và General Training (Tổng quát). Thí sinh lựa chọn hình thức bài thi dựa vào mục tiêu của mình. Cụ thể:
- Bài thi IELTS Academic: Chứng chỉ này được công nhận như yêu cầu ngôn ngữ đầu vào của các khóa học đại học, sau đại học giảng dạy bằng tiếng Anh. Bài thi này phù hợp cho những thí sinh có nguyện vọng du học, làm việc trong môi trường học thuật như chính phủ, tòa án,…
- Bài General Training dành cho những thí sinh có nhu cầu làm việc, định cư nước ngoài.
Chính vì phục vụ mục đích khác nhau nên cấu trúc đề thi IELTS của 2 hình thức này cũng có chút khác biệt.
Cấu trúc đề thi IELTS mới nhất, chi tiết nhất
Bài thi IELTS đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Tổng thời gian thi khoảng dưới 3 giờ. Thí sinh sẽ thi từng kỹ năng Nghe, Đọc, Viết vào cùng một ngày. Không có thời gian nghỉ giữa các môn. Bài thi Nói có thể diễn ra cùng ngày hoặc cách ngày thi chính thức tối đa 5 ngày.
Với cả 2 hình thức thi, cấu trúc bài thi IELTS đều gồm 4 phần. Mỗi phần là 1 bài thi tương đương với kỹ năng tương ứng. Cụ thể:
- Bài thi Listening: kiểm tra khả năng nghe hiểu tiếng Anh
- Bài thi Reading: kiểm tra khả năng đọc hiểu tiếng Anh
- Bài thi Writing: kiểm tra khả năng phân tích, đánh giá, đưa ra quan điểm của thí sinh
- Bài thi Speaking: kiểm tra khả năng giao tiếp của thí sinh trong môi trường quốc tế.
Chi tiết từng kỹ năng trong đề thi IELTS như sau:
Bài thi Nghe – IELTS Listening (30 phút)
Bài thi này giống nhau ở cả 2 hình thức IELTS Academic và General Training
Thí sinh sẽ được nghe 4 đoạn ghi âm. Trong đó có độc thoại và đàm thoại gữa một số người bản ngữ. Thí sinh được yêu cầu trả lời các câu hỏi được đưa ra. Những câu hỏi này nhằm đánh giá khả năng hiểu toàn ý, hiểu chi tiết, hiểu quan điểm, thái độ của người nói, hiểu mục đích câu nói trong mỗi hội thoại. Đồng thời, thí sinh còn thể hiện được khả năng theo dõi diễn biến các ý kiến. Bạn sẽ nghe nhiều giọng bản ngữ khác nhau, mỗi phần chỉ nghe một lần duy nhất. Cụ thể từng phần:
-
Phần 1: hội thoại giữa 2 người với bối cảnh cuộc sống hàng ngày.
Thí sinh cần nắm bắt thông tin, điền vào bảng dưới dạng chữ hoặc số. Mỗi chỗ trống không quá 2 từ. Một số chủ đề có thể gặp như: đặt vé xe, thuê nhà, tư vấn khóa học,…
-
Phần 2: Đoạn độc thoại trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày.
Thí sinh cần điền từ hoặc chọn câu trả lời đúng. Các chủ đề có thể gặp: bài phát biểu khai trương, chỉ đạo chuẩn bị bữa tiệc, bài nói về tiện ích của một thiết bị,…
-
Phần 3: Đoạn hội thoại với tối đa 4 người ở bối cảnh giáo dục đào tạo.
Thí sinh cần nghe, nắm bắt nội dung và trả lời câu hỏi. Ví dụ chủ đề có thể gặp: thảo luận về bài tập, thảo luận về chương trình học, …
-
Phần 4: Đoạn độc thoại về chủ đề học tập
Thông thường, đây được đánh giá là phần thi khó nhất vì chứa nhiều nội dung học thuật, từ ngữ chuyên môn. Chủ đề có thể gặp như: bài giảng trên lớp đại học,…
Thay đổi mới nhất về bài thi Nghe
Bắt đầu từ ngày 4/01/2020, cấu trúc bài thi IELTS phần Listening có một số thay đổi nhỏ:
- Đổi “Section” thành “Part”. Đề thi mới chuyển thành Part 1,2,3,4.
Phần này không quá quan trọng, thí sinh nên biết để tránh “lạ tai” khi nghe “Part” thay vì “Section” như đề cũ - Bỏ phần Example ở Section 1.
Tức là thay vì có khoảng 40s để lướt sơ qua câu hỏi thì bây giờ, thí sinh phải tập trung nghe ngay. - Bỏ phần số trang tham chiếu.
Sự thay đổi trên nhằm đồng nhất hình thức thi IELTS trên giấy và máy tính.
Các dạng bài thường gặp trong phần thi IELTS Listening
- Multiple Choice Question – Trắc nghiệm: Chọn ý đúng trong các ý đã cho
- Labeling a Map/Diagram – Hoàn thành bản đồ/sơ đồ
- Matching Information – Ghép nối thông tin: Một danh sách thông tin được đưa ra dưới dạng bản đồ, sơ đồ,… Thí sinh cần kết nối chúng với câu hỏi phù hợp
- Form Completion – Điền form
- Sentence Completion – Summary Completion – Điền từ còn thiếu vào câu
- Short Answer Question – Câu hỏi ngắn
- Table completion – Điền thông tin còn thiếu vào bảng: Điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn được cho dưới dạng text. Thông thường, chỗ trống sẽ điền không quá 2 từ.
- Pick from a list – Chọn câu trả lời phù hợp từ danh sách: Một danh sách câu trả lời được liệt kê. Việc của thí sinh là chọn ra câu trả lời ứng với câu hỏi.
Bài thi Đọc – IELTS Reading (60 phút)
Phần thi này gồm 40 câu hỏi chia làm 3 phần với 3 chủ đề khác nhau. Trong đó có một số câu hỏi được dùng để kiểm tra kỹ năng đọc. Ngoài ra, bài thi này để kiểm tra kỹ năng nắm bắt ý chính, đọc hiểu các khái niệm, nhớ chi tiết, phát hiện thái độ, quan điểm và mục đích của người viết.
Hai hình thức thi IELTS Academic và General Training khác nhau từ đây.
IELTS General Training
Bài đọc được lấy từ sách, báo, tạp chí,… các tài liệu bắt gặp trong môi trường hằng ngày. Độ dài mỗi bài dao động 700 – 1500 từ. Mục đích của phần này nhằm kiểm tra đọc hiểu và xử lý thông tin của thí sinh.
IELTS Academic
Bài thi gồm 3 bài đọc dài cỡ 1500 từ với độ khó tăng dần. Trong bài có thể có hình ảnh, biểu đồ,… Các bài này mang tính chất chuyên môn cao, được trích từ sách, báo, tập san,…
Các dạng bài thường gặp trong phần thi IELTS Reading
- Multiple Choice: Chọn trắc nghiệm 1 đáp án chính xác
- Identifying Information (True / False / Not Given): Quyết định xem thông tin trong câu hỏi là True (đúng) hay False (sai) hay Not Given (không được đề cập)
- Identifying Writer’s Views/Claims (Yes / No / Not Given): Quyết định xem ý kiến nêu trong câu hỏi là Yes (có) hay No (không) hay Not Given (không được đề cập)
- Matching Paragraph Information: Thông tin trong câu hỏi được đề cập trong đoạn văn nào
- Matching Headings: Chọn heading thích hợp cho từng đoạn văn trong bài đọc
- Matching Features (Còn được gọi là Categorisation – câu hỏi phân loại): Phân loại thông tin trong câu hỏi vào trong số các nhóm được cho
- Matching Sentence Endings: Làm thành câu hoàn chỉnh bằng cách ráp nửa đầu của câu với nửa sau của câu được cho theo 1 danh sách
- Sentence Completion: Chọn từ vựng trong bài đọc, điền vào chỗ trống tạo thành câu hoàn chỉnh
- Summary, Note Completion: Hoàn thiện một đoạn tóm tắt (summary) hoặc đoạn ghi chú (note) bằng cách chọn từ vựng trong danh sách cho sẵn, hoặc bằng cách chọn từ vựng trong bài
- Table Completion: Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một bảng thông tin
- Flow-Chart Completion: Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một quy trình
- Diagram Label Completion: Hoàn thành các bước/quá trình của một biểu đồ, sơ đồ
- List Selection: Chọn 2 hoặc 3 đáp án chính xác từ danh sách đáp án được cho
- Short-Answer Questions: Trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin chi tiết trong bài
Bài thi Viết – IELTS Writing (60 phút)
Cả 2 hình thức thi IELTS Academic và General Training đều có bài thi Writing được chia làm 2 phần tương ứng với Task 1 và Task 2. Thông thường, thí sinh sẽ dành 20 phút cho Task 1 và 40 phút cho Task tương đương với tỷ lệ điểm của mỗi phần.
IELTS Academic
Task 1: Thí sinh được yêu cầu miêu tả, tóm tắt, giải thích thông tin của một đồ thị, bảng biều, biểu đồ. Độ dài tối thiểu 150 từ.
Task 2: Yêu cầu viết bài luận để trình bày một quan điểm, vấn đề xã hội. Độ dài tối thiểu 250 từ.
IELTS General Training
Task 1: Viết một bức thư giải quyết tình huống theo văn phong cá nhân. Mục đích bức thư nhằm hỏi thăm thông tin, giải thích các vấn đề trong cuộc sống,… Độ dài tối thiểu 150 từ
Task 2: Viết bài luận nhằm phản hồi một quan điểm, vấn đề được đưa ra.
Bài thi Nói – IELTS Speaking (khoảng 15 phút)
Như đã đề cập ở trên, bài thi Nói sẽ diễn ra vào một ngày khác hoặc cùng ngày (sau thời gian nghỉ) với 3 bài thi Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Thí sinh sẽ hoàn thành bài thi Nói thông qua 3 phần thi trong khoảng 11 – 14 phút bằng cách nói chuyện trực tiếp với giám khảo. Thông qua đó, giám khảo sẽ đánh giá, chấm điểm khả năng nói dựa trên từ vựng, ngữ pháp, cách phát âm của thí sinh. Mỗi phần thi sẽ được ghi âm nhằm đánh giá kết quả và là căn cứ nếu thí sinh muốn phúc khảo.
Phần thi Nói giống nhau ở cả 2 hình thức Học thuật và Tổng quát.
Phần 1
Đây chính là phần khởi động của bài thi giúp thí sinh làm quen bằng các câu hỏi đơn giản xoay quanh chủ đề về bản thân, gia đình, công việc, sở thích,… Phần này diển ra trong khoảng 4 – 5 phút.
Phần 2
Đây là một phần quan trọng. Thí sinh được yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể thường gặp trong thời gian tối đa 2 phút. Trước đó, bạn sẽ có 1 phút và giấy, bút để chuẩn bị. Hết 2 phút, bạn sẽ có thêm một số câu hỏi về chủ đề này để kết thúc phần thi.
Phần 3
Giám khảo đặt một số câu hỏi liên quan đến phần 2. Đây là cơ hội để bạn thảo luận thêm về vấn đề vừa trình bày, cũng như thuyết phục giám khảo về điểm số của bạn. Một điểm đáng lưu ý là bạn nên tránh lặp lại các câu trả lời đã trình bày từ Phần 2 để tránh bị mất điểm.
Trên đây là toàn bộ cấu trúc đề thi IELTS được cập nhật mới và chi tiết nhất. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng để lại thông tin liên lạc để bộ phận tư vấn hỗ trợ bạn.
Bạn đã biết luyện thi IELTS ở đâu tốt nhất chưa?
Luyện thi IELTS tại nhà
Hiện nay, internet phát triển, ôn luyện thi IELTS tại nhà trở nên đơn giản hơn. Với định hướng, lộ trình học rõ ràng và quyết tâm chinh phục IELTS, việc đạt điểm cao không còn là điều hiếm gặp. Tài liệu dùng để ôn thi IELTS tại nhà khá phong phú. Học viên có thể tìm tài liệu trên internet, mua sách ôn thi,…
Các tài liệu ôn thi IELTS phổ biến hiện nay có thể kể đến: Tài liệu cho từng kỹ năng: Improve Your Reading Skills, IELTS Recent Actual Listening Test Vol 1-5, Academic Writing for IELTS by Sam McCarter, IELTS Speaking Mat Clark,… Tài liệu ôn cả 4 kỹ năng: IELTS Advantage Skills, Get Ready For IELTS, …
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả với những bạn đã có lộ trình học rõ ràng và quyết tâm chinh phục IELTS.
Luyện tại các trung tâm uy tín ở VN
Việc luyện thi IELTS tại các trung tâm uy tín ở Việt Nam đã không còn xa lạ với các bạn trẻ.
Một số trung tâm ôn luyện IELTS tại Việt Nam được nhiều bạn trẻ đánh giá cao:
- British Council: British Council là tổ chức có hơn 75 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, với mạng lưới phủ khắp 130 quốc gia. Đây là một trong 2 địa chỉ được quyền tổ chức thi và cấp chứng chỉ IELTS. Trung tâm này cung cấp khóa luyện thi IELTS với người bản xứ, luyện thi IELTS ngắn hạn, học qua IELTS Prep App,…
- ACET: là trung tâm có hơn 15 năm kinh nghiệm đào tạo Anh ngữ học thuật theo tiêu chuẩn của Úc. ACET sở hữu môi trường giảng dạy học thuật với bộ tài liệu được biên soạn kỹ càng. Các khóa học được cung cấp tại đây: IELTS Express, IELTS Plus, IELTS Pro A, IELTS Pro B,…
- IPP: IPP được thành lập vào năm 2014. Đây là một trong những trung tâm được đánh giá cao trong ôn thi IELTS, đặc biệt là kỹ năng Speaking – Writing.
Phương pháp ôn luyện IELTS tại các trung tâm uy tín trong nước đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp luyện thi tại nhà. Tại trung tâm, bạn sẽ được định hướng, tạo động lực để học. Tuy nhiên, việc thiếu môi trường rèn luyện kỹ năng Speaking chính là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.
Luyện IELTS tại Philippines
Luyện thi IELTS tại Philippines không phải ngẫu nhiên mà được nhiều người ưu ái đến thế. Sự thật là học IELTS ở đất nước này có những ưu điểm không nơi nào có được:
Điểm cộng thứ 1
Philippines là đất nước nằm trong TOP 3 các nước sử dụng tiếng Anh tốt nhất châu Á. Con số này là kết quả của hàng chục năm phấn đấu, học hỏi của con người nơi đây. Đến với Philippines, học viên sẽ hiểu, môi trường sử dụng tiếng Anh 24/24 là thế nào. Đây chính là điểm cộng đầu tiên khi nói đến việc học tiếng Anh tại Philippines.
Điểm cộng thứ 2
Ngoài môi trường học quốc tế và chính sách nói tiếng Anh 24/24, chất lượng giáo viên tại đây chính là điểm cộng thứ 2. Hầu hết giáo viên đứng lớp tại các trường Anh ngữ lâu đời ở Philippines đều phải trải qua quá trình tuyển dụng nghiêm ngặt. Theo đó, giáo viên bằng cấp tốt nghiệp đại học còn cần chứng chỉ TESOL và nhiều năm kinh nghiệm. Hơn nữa, giáo viên sẽ được training thường xuyên để đảm bảo chất lượng.
Điểm cộng thứ 3
Về các chương trình đào tạo IELTS nói riêng, Philippines sở hữu một lượng lớn các trường dạy IELTS đình đám như: SMEAG, CIA, PINES, CPILS,… Đây cũng là những trường được British Council và IDP ủy quyền tổ chức thi IELTS. Chính vì vậy, việc học tại đây sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho các bạn. Không chỉ có tài liệu chính thống, được cập nhật thường xuyên và bám sát đề thi chính thức. Đội ngũ giáo viên của trường còn được đào tạo định kỳ để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Điểm cộng thứ 4
Một ưu điểm lớn của chương trình học IELTS tại Philippines chính là các khóa học đảm bảo. Tham gia các khóa học này, học viên sẽ được cam kết đầu ra, được miễn phí thi thử hàng tuần, miễn phí thi chính thức,… Trong trường hợp học viên không đạt điểm như cam kết sẽ được học lại miễn phí.
Luyện thi IELTS tại Philippines những năm gần đây đã trở thành lựa chọn của hàng nghìn học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Philippines đã tạo nên môi trường học đa dạng quốc tịch: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…
Công Ty Tư Vấn Du Học Eduphil
Trụ sở chính: Lầu 7, Tòa nhà Thiên Phước (BIDC), 110 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
VP Hà Nội: Phòng 12, tầng 6, Sky City Tower A, 88 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa
VP Hải Phòng: Phòng 505, Tòa nhà Việt Úc, 2/16D Trung Hạnh 5, Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An.
Hotline: 028.71099972 – 0937.585.385
Email: huongnt@eduphil.com.vn
>>Tiết kiệm chi phí học tiếng Anh tại Philippines cùng Eduphil!